Hướng dẫn phòng chống cháy nổ khí gas trong sinh hoạt

Khí Gas là mặt hàng chiếm tỷ trọng trên 98% khí đốt, là mặt hàng thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng.

Đây là hàng hóa thuộc diện kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội nên hoạt động kinh doanh và sử dụng khí Gas phải được đảm bảo an toàn về PCCC. Ở trạng thái nguyên chất khí Gas không có mùi, không màu, không chứa chất độc nhưng có thể gây ngạt thở nên việc phát hiện rò rỉ là rất khó khăn; do đó đã được nhà sản xuất pha trộn thêm chất tạo mùi với tỉ lệ nhất định (không ảnh hưởng đến sức khỏe con người) để có mùi đặc trưng giúp người sử dụng dễ phát hiện khi có rò rỉ.

Khi xảy ra cháy, nổ khí Gas thường gây thiệt rất hại lớn, nguy hiểm đến tính mang con người, phá hoại các công trình, máy móc thiết bị. Thông thường khi có sự cố, khí Gas thoát ra từ những chỗ nứt vỡ, rò rỉ phun ra ngoài thành những luồng hơi và hạt lỏng lan tràn rất nhanh trong không khí, nếu chỗ vỡ lớn có thể tạo thành vũng chất lỏng. Khi gặp nguồn nhiệt sẽ bùng lên gây ra hiện tượng cháy, nổ lớn rất nguy hiểm.

Kiểm tra rò rỉ gas bằng nước xà phòng

Do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

– Một số cửa hàng kinh doanh gas được xây dựng lâu đời dẫn tới tình trạng cũ nát, chật hẹp, khả năng thông gió kém, khí gas khi bị rò rỉ không thoát đi được tạo thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ.

– Nơi đặt bình gas không đúng quy định: Đặt bình gas ở những nơi không thông gió, có những lỗ trũng, trong góc tường, hốc bếp, gầm cầu thang. Khi có rò rỉ, hơi khí gas tích tụ lại gặp nguồn lửa dẫn tới gây cháy và nổ.

Mở cửa cho gas bay ra ngoài

– Một số cửa hàng kinh doanh khí gas còn có hiện tượng sang, chiết khí gas trái phép tại cửa hàng: Sang chiết khí gas là thao tác truyền một lượng khí gas từ bình này sang bình khác; do áp lực cao, thiết bị san chiết không chuyên dùng, dễ bị rò rỉ khí gas và gây ra cháy, nổ.

– Do các thiết bị và phụ kiện không đảm bảo độ kín. Khí gas thoát ra ngoài từ chỗ nối ống cao su với bình khí và bếp không chặt, ống cao su sử dụng lâu ngày bị lão hóa bị rạn nứt, vỡ.

 

Đảm bảo khoảng cách an toàn

– Các bình gas đã quá thời hạn sử dụng bị ăn mòn hóa học có thể tạo các vết nứt, các van khóa trên bình không đảm bảo có thể làm rò rỉ khí gas ra ngoài. Các bếp gas hoặc thiết bị sử dụng nếu không có các thiết bị an toàn như rơ le an toàn khi tắt lửa, rơ le an toàn khi quá nhiệt, cầu chì,… cũng có thể là nguyên nhân làm thoát ra khí gas khi người sử dụng có sơ xuất bất cẩn.

Nếu phát hiện có khí gas rò rỉ chúng ta cần thực hiện theo các bước:

1. Giữ tâm lý thật bình tĩnh, sau đó mở hết các cửa sổ, cửa ra vào xung quanh khu vực đặt bình gas để khí Gas có thể thoát ra bên ngoài (tuyệt đối không nên sử dụng ngọn lửa trần, tia lửa điện hay bật, tắt các công tắc điện) để tìm nơi rò rỉ khí gas, vì ngay lập tức nguồn nhiệt hay tia lửa điện sẽ gặp khí gas gây ra hiện tượng cháy, nổ rất nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của mọi người.

Không dự trữ gas

2. Xác định chỗ rò rỉ khí gas bằng cách dùng nước xà phòng quét lên bình gas, nếu chỗ nào có sủi bọt lên thì chỗ đó có khí gas rõ rì và ta dùng dây thun quấn chặt lại chỗ rò rỉ để hạn chế khí thoát ra ngoài.

3. Di chuyển bình gas ra chỗ thông thoáng, bãi đất trống để thông thoáng, tránh xa khu dân cư để tránh việc khí gas rò rỉ, tích tụ lại rồi gây ra nổ.

4. Nếu không xử lý được phải liên lạc ngay cho người cung cấp bình gas hoặc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gần nhất để xử lý.

Nếu phát hiện cháy ở cửa hàng kinh doanh khí gas, chúng ta cần:

1. Người phát hiện phải hô to để báo động cho mọi người biết để cùng tham gia chữa cháy.

2. Sử dụng các phương tiện, trang thiết bị chữa cháy tại chỗ để dập tắt đám cháy khi mới ban đầu.Có thể sử dụng bình chữa cháy loại bột, bình chữa cháy loại khí để chữa cháy; nếu sử dụng bình chữa cháy loại bột, ngay sau khi phun bột, phải sử dụng nước để làm mát (kể cả khi đám cháy đã được dập tắt) và tìm cách đóng van khóa, cắt các nguồn cung cấp khí Gas từ ngoài vào đám cháy. Việc làm mát các bình khí gas đang cháy và các bình lân cận phải được tiến hành liên tục từ khi bắt đầu chữa cháy cho đến khi đám cháy được dập tắt hoàn toàn và toàn bộ các bình đều nguội hẳn.

3. Gọi điện thoại báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số điện thoại: 114

Phải đặt bình gas đứng

4. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến hiện trường thì người trực tiếp chỉ huy chữa cháy tại cửa hàng gas phải báo cáo ngay tình hình vụ cháy để lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nắm bắt được rõ thông tin, từ đó đưa ra các phương án, biện pháp dập tắt đám cháy một cách có hiệu quả, an toàn./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi điện thoại
094.2222.096
Chat Zalo